1.1 Là người lái xe có vài năm kinh nghiệm, bạn đã có được phần nào một số các khả năng nhận biết các nguy hiểm.
Bạn nên nhớ rằng có 03 kỹ năng nhận biết nguy hiểm:
1. Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác.
2. Chọn lựa khoảng cách an toàn khi rẽ, băng qua luồng xe hoặc đổi làn đường.
3. Trông chừng nguy hiểm phía trước.
2.1 Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác
Khái niệm về “khoảng cách đệm”
Càng có nhiều khoảng cách giữa xe của bạn và các xe khác thì bạn càng có nhiều thời gian hơn để phát hiện và ứng phó với những nguy hiểm có thể xãy ra khi lái xe.
Để giữ an toàn bạn cần duy trì được khoảng cách xung quanh xe của bạn như ở phía trước, hai bên và phía sau. Cách tốt nhất để thực hiện được tưởng tượng ra một “khoảng cách đệm” vô hình quanh xe của bạn.
Khi bạn lái xe trên đường, “khoảng cách đệm” này được cần duy trì bằng cách điều chỉnh tốc độ hay vị trí xe của bạn trên đường. Thí dụ xe phía trước chạy chậm lại, bạn cũng cần chạy chậm lại.
Duy trì “khoảng cách đệm” phía trước
Duy trì được khoảng cách phía trước xe của bạn là phần quan trọng nhất của “khoảng cách đệm” cho tất cả các người lái xe. Xin nhớ rằng hơn 1/3 những vụ đâm xe do người lái xe mới có giấy phép lái xe gây ra là đâm vào đuôi xe trước.
Duy trì “khoảng cách đệm” phía trước cũng cho bạn nhiều thời gian để phát hiện những mối nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Vì vậy để duy trì “khoảng cách đệm” an toàn phía trước xe, bạn cần phải:
- Làm chủ tốc độ để thích nghi với điều iện đường sá và lưu thông.
- Giữ khoảng cách an toàn hiữa xe mònh và xe phía trước.
Làm chủ tốc độ khi lái xe
Trên mỗi con đường đều có các biển báo tốc độ cho phép, tuy nhiên nếu bạn chạy với tốc độ chậm hơn thì có thể an toàn hơn. Nếu vì điều kiện đường sá và lưu thông tay đổi, bạn cần phải điều chỉnh lại tốc độ để thích nghi với hoàn cảnh.
Ngay cả sau vài năm lái xe, bạn có thể nghĩ rằng mình chạy quá tốc độ giới hạn thì cũng không sau. Xem ra có nhiều người lái xe đã làm điều này và đã có người bị Cảnh Sát phạt. nên nhớ rằng phần lớn các vụ tai nạn giao thông gây chết người là chạy quá tốc độ.
Tốc độ là cả một vấn đề
Phóng nhanh làm bạn ít thời gian phát hiện và ứng phó với nguy hiểm có thể xảy ra ở dòng xe lưu thông phía trước. Thí dụ bạn đang chạy với tốc độ 70 km/giờ trong khu vực qui định tốc độ 60 km/giờ thì xe của bạn cần them 30% đoạn đường để phanh xe dừng lại so với các xe khác đang chạy với tốc độ giới hạn là 60 km/giờ. Vì vậy, thậm chí tốc độ chỉ hơn nhau 10km đã là cả một khác biệt lớn rồi. Đó chính là khả năng đâm vào xe khác, đâm vào người đi bộ, đi xe đạp, xe máy.
Chạy càng nhanh thì bạn càng cần nhiều khoảng đường để dừng xe, nếu mặt đường ướt thì cần khoảng đường nhiều hơn nữa.
Nên nhớ rằng phải mắt chừng:
- 3/4 giây để trông thấy nguy hiểm và có cách xử lý, (Ví dụ phanh tay không phanh và ……)
- 3/4 giây nữa để chuyển bàn chân từ chân ga sang chân phanh.
Như vậy có nghĩa là mất 1.5 giây trước khi bạn thực sự bắt đầu phanh. Với tốc độ 60 km/giờ, bạn đã chạy được 25m trong khoảng thời gian này.
Ảnh hưởng của tốc độ đến những gì bạn thấy được trong lúc lái xe
Đến lúc này thì bạn phải hiểu được rằng càng phóng nhanh thì càng có ít thời gian để phát hiện và ứng phó với nguy hiểm. Và điều nữa càng phóng nhanh thì tầm nhìn của mắt bạn càng bị thu hẹp đó là những gì bạn có thể trông thấy mà không liếc mắt hoặc quay đầu.
Tầm nhìn bạn hẹp từ chỗ ngồi của người lái xe
Khi xe đang đổ thì đa số người lái xe có tầm nhìn 180 độ. Khi xe bắt đầu chuyển bánh tầm nhìn sẽ bị thu hẹp lại. Càng phóng nhanh thì tầm nhìn càng thu hẹp them. Với tốc độ 100 km/giờ thì tần nhìn thu hẹp còn 50 độ. Việc tầm nhìn bị thu hẹp là vì mắt và bộ não không thể theo kịp để ghi nhận những hình ảnh chuyển động quá nhanh. Để bù đắp tầm nhìn bị thu hẹp khi phóng nhanh, ví dụ như 100 km/giờ bạn cần phải liếc nhìn dò chừng nhiều hơn sang trái, sang phải. Như vậy có nghĩa là liếc mắt nhìn hoặc quay đầu để phát hiện nguy hiểm phía trước, bên trái và bên phải. Song bạn cũng không nên làm như thế nhiều quá. Liếc mắt sang trái, sang phải khiến bạn không tập trung nhìn đường phía trước và tăng rủi ro đâm vào xe khác hay vào những người cùng đi trên đường. Quan trọng là ở chỗ khác có khả năng liếc dò chừng đủ để phát hiện được những nguy hiểm ở hai bên đường, chứ đừng lâu quá đến nỗi bạn không thấy được những nguy hiểm ngay trước mắt mình.
Phóng nhanh và rủi ro gây tai nạn
Càng chạy quá tốc độ giới hạn bao nhiêu thì rủi ro gây tai nạn càng nhiều bấy nhiêu. Nghiên cứu cho thấy trong khu vực có tốc độ giới hạn là 60 km/giờ thì rủi ro gây tai nạn của bạn tăng gấp 2 lần cho mỗi 5 km/giờ mà bạn chạy quá tốc độ cho phép trên. Đó là lý do tại sao cứ phóng nhanh lại là nguy hiểm cho bạn và cho những người khác cùng đi trên đường.
Giảm bớt rủi ro gây tai nạn vì tốc độ
Tai nạn do tốc độ mà ra có thể tránh được nếu bạn làm chủ tốc độ xe của mình, dành đủ thời gian, khoảng cách để trông dò chừng nguy hiểm phía trước và dành đủ thời gian để phòng tránh những rủi ro đó. Lời khuyên giản dị là:
- Lái xe trong phạm vi tốc độ cho phép.
- Lái xe chậm trước khi vào đường cong hoặc đoạn đường có “ cua tay áo” – phanh xe trên đoạn đường cong có thể nguy hiểm.
- Coi chừng và để ý những biển báo cho biết sắp tới đường cong hoặc những nguy hiểm khác phía trước và hãy chạy chậm lại trước khi bạn tới nhưng nơi đó.
- Nếu thời tiết xấu hoặc không nhìn rõ, thì chạy xe châm lại ở tốc độ mà mình có thể dừng hoặc phanh gấp nếu xuất hiện nguy hiểm.
Tuân thủ tốc độ quy định trên các biển báo và điều chỉnh tốc độ thích hợp với hoàn cảnh sẽ giúp bạn tránh được tai nạn hoặc bị cảnh sát phạt, thậm chí bị thu giấy phép lái xe
Tóm tắt làm chủ tốc độ xe của mình
·Càng lái xe nhanh bao nhiêu thì tầm nhìn của bạn càng thu hẹp bấy nhiêu.
·Ngay cả chạy với tốc độ 60 km/giờ tầm nhìn của bạn bị giảm đi trên 1/2 lần so với xe bạn đứng yên. Ở 100 km/giờ thì giảm đi 1/3 lần.
·Giảm tốc độ, trông dò chừng thường xuyên và tăng “khoảng cách đệm” có thể giúp bạn giảm bớt rủi ro gây tai nạn.
·Phóng xe nhanh làm tăng nguy cơ đâm xe.
·Phóng xe nhanh làm tăng nguy cơ bạn bị thiệt mạng hay bị thương nặng và cho cả người cùng đi trên đường.
·Để giảm bớt rủi ro, hãy tuân theo giới hạn tốc độ và điều chỉnh tốc độ của mình để thích nghi với điều kiện hàon cảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét